Dưới đây là danh sách Hướng dẫn vượt xe an toàn hay nhất và đầy đủ nhất
Căn cứ:
– Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định 46 năm 2016 về xử phạt vi phạm giao thông.
1- Phải báo hiệu bằng đèn hoặc bằng còi
Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Tuy nhiên từ 22h – 5h chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2- Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật
Cách vượt xe đúng luật và an toàn, có thể bạn chưa biết (Ảnh minh họa)
Xe xin vượt chỉ được vượt khi:
– Không có chướng ngại vật phía trước;
– Không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt;
– Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3- Phải vượt xe về bên trái
Đối với các đường chỉ có một làn xe chạy, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, ngoại trừ 3 trường hợp sau được vượt phải:
– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
– Khi xe điện đang chạy giữa đường;
– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. Ví dụ: Xe lu đang làm đường trên làn ngoài cùng bên trái thì các xe khác được vượt phải.
Xem Thêm: Áp suất là gì? Đơn vị, công thức tính Áp suất khí như thế nào?
Trong đó, vượt phải là tình huống giao thông khi có một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều (Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ).
Đối với đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái thì được phép vượt phía bên phải miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường.
Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ (điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, khoản 3.61 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).
4- Giảm tốc độ khi có xe xin vượt
Khi có xe xin vượt, nếu có đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe xin vượt.
5- Các trường hợp cấm vượt xe
Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
– Trên cầu hẹp có một làn xe;
– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
– Xe ưu tiên (xe cấp cứu, xe cứu hỏa…) đang phát tín hiệu ưu tiên;
– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
– Không đảm bảo các điều kiện được vượt xe.
6- Mức phạt lỗi vượt xe không đúng quy định
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi vượt xe không đúng quy định sẽ bị xử phạt theo các mức sau:
Loại xe
Xem Thêm: Outlook là gì? Cách cài đặt và sử dụng outlook cho người mới bắt đầu
Hành vi
Mức phạt
Căn cứ
Xe máy
Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép
300.000 – 400.000 đồng
điểm h khoản 4 Điều 6
Vượt xe trong những trường hợp cấm vượt
500.000 đồng – 1 triệu đồng
điểm c khoản 5 Điều 6
Vượt xe trái quy định gây tai nạn giao thông
2 – 3 triệu đồng
Tước GPLX từ 02 – 04 tháng
Xem Thêm: Cách cài đặt IP tĩnh cho router wifi nhà mạng VNPT đơn giản
điểm b khoản 7, điểm c khoản 12 Điều 6
Xe ô tô
– Vượt trong các trường hợp cấm vượt;
– Không có báo hiệu trước khi vượt;
– Vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái
2 – 3 triệu đồng
Tước GPLX từ 01 – 03 tháng
điểm b khoản 6, điểm b khoản 12 Điều 5
Máy kéo, xe máy chuyên dùng
Vượt xe không đúng quy định
100.000 – 200.000 đồng
Điểm c khoản 2 Điều 7
>> Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46
Hậu Nguyễn